TIÊN DU 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


TIÊN DU 1
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả{
Bình chọn cho bài viết:
}
Heomyt
S-mod
S-mod
Heomyt

Tổng số bài gửi : 73
Điểm : 14769
Rep Power : 7
Join date : 27/02/2011
Age : 29
Đến từ : Ngò Cyti

Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2  Empty
Bài gửiTiêu đề: Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2    Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2  Icon_minitimeThu Mar 03, 2011 3:11 pm

Class Editor không phải là một ứng dụng trên nền Windows. Nó
được viết trên nền Java nên muốn sử dụng được, trước hết bạn phải cài
đặt nền JavaSE cho Windows, nếu máy bạn chưa có nền này, bạn hãy tải về
và cài đặt bản mới nhất tại đây

Tiếp theo, nếu chưa có Class Editor thì bạn có thể download tại đây

Đúng như tên gọi, Class Editor chỉ hỗ trợ đọc các tệp tin .class, vì
vậy nó chỉ thích hợp dùng để Việt hóa các game có ngôn ngữ chứa trong
các file class.

Class Editor có giao diện trình bạy khá đơn giản và dễ hiểu. vì vậy
không quá khó khăn để bạn có thể làm quen và làm việc trên nó, ở đây
mình sẽ chỉ giới thiệu về cách sử dụng, không đi sâu về các vấn đề khác

Sau một thời gian tìm hiểu cách Việt hóa bằng các tool khác, chắc hẳn
các bạn cũng đã tự tìm được cho mình cách thức để xác định được tệp tin
nào chứa ngôn ngữ trong ứng dụng. Bây giờ, hãy tìm lấy cho mình một
game có ngôn ngữ nằm trong (các) tệp tin .class
Tiến hành trích xuất tệp tin class chứa ngôn ngữ, sau đó mở nó ra bằng Class Editor

Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2  1274602595138121415_574_574
Bấm open và chọn tệp tin class cần mở

Sau khi mở tệp tin, từ cửa sổ chính của chương trình, chuyển sang thẻ Constant Pool như hình dưới:
Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2  1274602603184964599_574_574

Chương trình sẽ liệt kê ra một bảng rất nhiều các thông số nội dung của
tệp tin class được mở. Ở đây chúng ta chỉ chú ý tới các chuỗi, vì vậy
bạn chỉ cần quan tâm xem dòng nào có biểu tượng S và Sm

Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2  1274602612769512356_574_574

Bạn hãy tìm xem trong đó, những dòng nào là chuỗi, lưu ý rằng trong ứng
dụng Java, biến có cấu trúc rất giống chuỗi, vì vậy các chương trình
biên dịch ngược thường dễ nhầm biến hoặc khai báo là chuỗi, vì vậy bạn
cần phân biệt những dòng nào là chuỗi thực sự. Việc này không khó, rất
dễ để phân biệt
Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2  1274602621978643631_574_574

Khi đã xác định được một dòng nào đó chính là chuỗi trong trò chơi, bạn
có thể Việt hóa nó ngay trong Class Editor. Nhìn sang góc trên bên phải
cửa sổ chương trình, bạn sẽ thây một nút màu xanh Modify Mode (Off),
điều này cho biết chương trinh đang khóa việc sửa, bạn hãy bật chế độ
cho phép sửa bằng cách bấm vào nút đó để nó chuyển sang Modify Mode
(On) và tiến hành Việt hóa trong ô văn bản Value. Class Editor có hỗ
trợ sử dụng Unicode, vì vậy nếu như game cho phép Unicode, bạn có thể
gõ tiếng Việt có dấu. Cuối cùng là bấm Modify để xác nhận thay đổi.

Sau khi làm xong, bạn có thể lưu lại bằng nút Save. Sau đó add tệp tin class đã Việt hóa trở lại ứng dụng. Vậy là xong

Trong quá trình sử dụng, bạn có thể áp dụng các tính năng Tìm kiếm của chương trình để việc phát hiện chuỗi trở lên dễ dàng hơn.

Vậy là mình đã giới thiệu các bạn các
cách sử dụng tool để Việt hóa các ứng dụng J2ME. Sau khi sử dụng thành
thạo và linh hoạt các tool này, các bạn có thể tự Việt hóa khoảng 50%
số ứng dụng và game J2ME trên thị trường hiện nay, và mình xin kết thúc
loạt bài hướng dẫn Việt hóa cơ bản tại đây.
Còn rất nhiều ứng dụng J2ME mới hiện nay không thể sử dụng các tool
trên để Việt hóa, do đó để Việt hóa chúng, bạn phải hiểu được cấu trúc
file trong J2ME, điều này yêu cầu các bạn phải có các kỹ năng cơ bản
của việc phân tích file. Mình sẽ giới thiệu kỹ năng này và cách để các
bạn có thể Việt hóa đến 98% số ứng dụng và game J2ME trên thị trường
hiện nay trong loạt bài Nâng cao sắp tới! Chúc các bạn thành công!
Về Đầu Trang Go down
 

Việt hóa J2ME (phần 4) - Hướng dẫn sử dụng Class Editor 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Việt hóa J2ME (phần 3) - Sử dụng MobiTrans Việt hóa một số loại ứng dụng J2ME
» Việt hóa J2ME (phần 6) - Việt hóa ứng dụng J2ME đầu tiên
» Việt hóa J2ME (phần 5) - Sử dụng Chinese để Việt hóa các trò chơi Trung Quốc
» Việt hóa J2ME (phần 10) - Sử dụng kỹ năng lập trình trong việt hóa
» Việt hóa J2ME (phần 1) - Đổi tên ứng dụng J2ME
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIÊN DU 1 :: Trò chuyện :: Không gian IT-
Chuyển đến